Những suy nghĩ không thể thiếu cho ngày mới vui vẻ

Posted: Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012 by Harry Trần in Nhãn:
0

(Kỹ năng sống) - Có những thói quen tưởng nhỏ nhưng rất hữu ích cho cuộc sống này. Dưới đây là 3 thói quen đơn giản bỏ túi hàng ngày giúp bạn có một ngày mới tốt đẹp nhất.


Viết ra những điều cần phải tránh (ignore list)

Hầu hết mọi người đều liệt kê danh sách những việc phải làm trong ngày, tuy nhiên để có một ngày thành công bạn cũng cần phải tự hỏi bản thân “Việc gì không đáng để làm?”. Xem lại danh sách theo trình tự để chắc chắn không có việc gì để bạn phải mất đi sự tập trung không đáng có.
Tĩnh tại tinh thần trong ít phút
Đây là việc làm cần thiết. Một vận động viên điền kinh tốt nhất khi sụp đổ hay mất tinh thần cũng cần có thời gian để tĩnh tại, thư giãn vượt qua thời kỳ khó khăn nhất vì lúc này có rất nhiều thứ tiêu cực xuất hiện trong suy nghĩ của họ. Bạn cũng vậy, trong nhiều hoàn cảnh bạn cần bình tĩnh, để làm được điều này giữ cho đầu óc yên tĩnh và suy nghĩ chậm lại là điều cần thiết. Không nhất thiết phải nghe nhạc, chơi game hay làm bất kỳ điều gì, chỉ cần thư giãn tinh thần trong một vài phút. Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn nhiều!
Thật sự lắng nghe câu trả lời khi hỏi: “Bạn có khỏe không?”
Một vài phút bạn bỏ qua cảm giác của người khác như thế nào sẽ rất phí phạm. Khi hỏi người khác “Bạn cảm thấy thế nào? Bạn có khỏe không?” với sự chân thành và ấm áp, lúc đấy tinh thần của bạn sẽ được nâng lên phần nào. Bởi lúc này, bạn sẽ biết những người xung quanh mình đang nghĩ gì, chuyện gì không hay với họ. Bạn sẽ cố gắng tìm hiểu chính xác chuyện gì đang diễn ra và cho họ biết bạn quan tâm đến họ. Lúc này bạn sẽ thấy tinh thần của mình được cải thiện khi những người xung quanh cảm thấy được quan tâm từ chính bản thân bạn.

Theo Quách Vinh - foxnews - Dân Trí
Tags : Marketing

Bài học về thời gian

Posted: Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012 by Harry Trần in Nhãn:
0

(Kỹ năng sống) -  Dù bây giờ không còn học cùng nữa nhưng tôi vẫn rất nhớ hình ảnh cậu bạn ngồi cùng bàn cuối với tôi hồi cấp III ngày ấy.

Điều tôi nhớ nhất đến tận bây giờ không phải là lời nói hay tính cách của cậu ấy mà là ở dáng đi của cậu.
 
Đó là một dáng đi mà tôi không thể quên được. Những bước chân của cậu thường nhanh, vội, và có cảm giác như lúc nào cậu cũng bị ai đó đuổi theo sau lưng.

Cũng là một cách cho

Posted: Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012 by Harry Trần in Nhãn:
0

(Kỹ năng Sống) - Một bà lão gần 70 tuổi hàng ngày lên viện, chăm sóc bệnh nhân thuê, nhặt ve chai để kiếm chút tiền trang trải cho cuộc sống.
 
Ở khoa thận nhân tạo nơi tôi “công tác”, có một bà lão gần 70 tuổi nhưng vẫn khá nhanh nhẹn và hoạt bát. Hoàn cảnh gia đình bà rất khó khăn, bà có chồng là liệt sỹ, còn cô con gái đã có gia đình riêng nhưng cuộc sống chẳng dư dả gì. Hàng ngày bà lên viện, chăm sóc bệnh nhân thuê, nhặt ve chai để kiếm chút tiền trang trải cho cuộc sống.
Cạnh tôi, là chị bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy còn trẻ nhưng trong người mang hai trọng bệnh nên sức khỏe rất yếu. Hàng ngày, mỗi khi đến “cơ quan” tôi đều thấy chị nhờ bà cụ lúc thì đi nộp tiền bảo hiểm, lúc đi lấy quả lọc, lúc thì mua hộ lon nước ngọt… Nhưng mà cụ rất vui vẻ và nhiệt tình vì cụ nghĩ giúp đỡ mọi người là việc nên làm. Khiến nhiều người trong phòng bệnh xì xào to nhỏ, vì thấy chị còn trẻ mà lại đi sai bà lão làm hộ mình.
Tuy nhiên mỗi lần bà cụ đi mua về, chị chẳng bao giờ lấy tiền trả lại. Chị tâm sự với tôi rằng, chị thấy hoàn cảnh của bà cụ khó khăn, nhưng cùng cảnh bệnh nhân muốn biếu cụ ít tiền chắc cụ cũng không lấy. Thôi thì nhờ cụ việc này, việc kia cũng là cái cớ để biếu cụ ít tiền, có thế cụ mới vui vẻ nhận chứ.
Lúc đó tôi mới thấy cách “cho” của chị quả là “Được lòng người nhận, vui lòng người cho”

Cải thiện kỹ năng nói trước công chúng

Posted: by Harry Trần in Nhãn:
0


Chìa khóa để vượt qua nỗi sợ là chuẩn bị một cách có hệ thống và biết tập trung vào trọng điểm. Bằng việc thực hành các kỹ thuật dưới đây một cách phù hợp sẽ giúp cải thiện kỹ năng phát biểu trước công chúng.
Tôi hỏi một số người về điều họ sợ nhất khi phát biểu trước đám đông là gì. Họ đều nhanh chóng trả lời chính là việc vượt qua nỗi sợ hãi khi phát biểu. Chắc hẳn lúc đó các bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, lo sợ. Chìa khóa để vượt qua nỗi sợ đó là chuẩn bị một cách có hệ thống và biết tập trung vào trọng điểm. Bằng việc thực hành các kỹ thuật dưới đây một cách phù hợp sẽ giúp cải thiện kỹ năng phát biểu trước công chúng.
1. 95% kết quả thành công là do sự chuẩn bị. Khán giả sẽ dễ dàng nhận ra khuyết điểm nếu không có sự chuẩn bị trước. Tự tập luyện trước khi phát biểu sẽ giúp giảm thiểu 75% sự hồi hộp. Hãy tập luyện bằng cách giả định bạn đang phát biểu, đứng trước nhiều người, hoặc tốt hơn là nhờ ai đó quay lại khi đang tập luyện. Đoạn phim đó sẽ cho một cái nhìn khách quan về khả năng thuyết trình của bản thân. Càng thoải mái trong khi thuyết trình thì sẽ truyền tải ngôn ngữ cơ thể càng tốt hơn.
2. Hai phút là khoảng thời gian đủ cho lời mở đầu hoặc kết thúc. Điều quan trọng nhất người nghe sẽ nhớ chính là đoạn kết. Điều quan trọng thứ hai mà họ sẽ nhớ chính là lời mở đầu. Để gây sự chú ý đối với người nghe, bạn nên bắt đầu bằng một lời trích dẫn hay những con số thống kê. Đừng bao giờ bắt đầu bằng “Xin chào các bạn”, rõ ràng là nó quá nhàm chán.
3. 24h trước khi thuyết trình:
A. Dùng một bữa tối yên tĩnh với một vài người bạn. Khi không còn quan tâm tới các kỹ năng cho bài thuyết trình nữa thì phần nào đó bạn sẽ quên đi sự lo sợ.
B. Vào đêm trước khi thuyết trình, bạn nên tập luyện phát biểu trong không gian ồn ào. Trước khi đi ngủ, hãy nên nghe đi nghe lại lời mở đầu và đoạn kết của mình, bởi vì đó là phần quan trọng nhất.
C. 24h trước khi thuyết trình, không nên có những thay đổi lớn. Bằng cách viết lại, bạn sẽ phần nào giảm được sự sợ hãi. Hãy nhớ một điều là trong suốt bài thuyết trình nếu có chuyện gì xảy ra, hãy tùy cơ ứng biến nhé.
D. Hãy hình dung rằng bài trình bày của bạn sẽ suôn sẻ và thành công. Các vận động viên Olympic cũng làm như vậy, và điều này cũng đạt được hiệu quả đối với việc phát biểu trước đám đông.
E. Xem lại tất cả những ghi chú và hình ảnh giúp bài thuyết trình thêm phần phong phú. Các ghi chú phải ngắn gọn để có thể liếc qua khi cần và nhớ rằng KHÔNG BAO GIỜ đọc chúng.
F. Ăn một bữa sáng giàu chất đạm trước khi thuyết trình. Cho dù trình bày bài diễn thuyết vào buổi tối thì bạn cũng phải cung cấp năng lượng cho cơ thể và trí óc.
4. Trước khi thuyết trình, hãy nhìn mình trong gương
Một người bạn của tôi đã mắc phải sai lầm này khi mà cô ấy không soi gương trước khi thuyết trình trước hàng trăm người. Một vài người đã nhận ra rằng chiếc váy của cô ấy bị dính trong đôi vớ da.
5. Phát biểu trước đám đông và mục đích
Khi thiết lập một bài thuyết trình, bạn phải xác định mục tiêu của mình. Tại sao bạn lại ở đó? Tại sao họ lại ở đó? Đây có phải là một buổi thuyết trình bán hàng không? Nếu trình bày các thông tin kỹ thuật thì nên xem xét kỹ nhiệm vụ là truyền tải kiến thức hay chỉ dẫn. Khi trình bày các thông tin kỹ thuật thì phải chắc chắn là các đối tượng không bị quá tải thông tin hay trên mỗi Slide lượng thông tin vừa đủ để người nghe tiếp thu. Hãy xác định mục tiêu và gửi đến người nghe thông điệp của bạn.
6. Nắm rõ thông tin của đối tượng
Ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ nào? Khi đó, bạn phải thuyết trình bằng chính ngôn ngữ của họ. Lứa tuổi của họ? Tỷ lệ nam/ nữ? Kỹ thuật cao hay không có chuyên môn kỹ thuật? Họ có muốn tham gia buổi thuyết trình không hay bị bắt buộc? Nếu bạn là một nhà khoa học hoặc kỹ sư, khi thuyết trình kỹ thuật như nói về “mẫu số chung nhỏ nhất” thì bạn sẽ có khuynh hướng sử dụng rất nhiều thuật ngữ kỹ thuật. Liệu mọi người có hiểu không?
7. Tránh sử dụng quá nhiều slide
Cách hữu hiệu nhất để cung cấp thông tin là sử dụng hình ảnh, một sai lầm phổ biến khi thuyết trình. Bạn ở đó là để thuyết trình, chứ không phải chỉ đơn giản là “nói”. Chính vì vậy mà bạn cần nhìn vào các đối tượng của mình, nhìn để tạo sự kết nối, sự liên kết, chỉ đơn giản là nhìn chứ không phải nhìn chằm chằm. Không bao giờ đọc và nhìn vào các hình ảnh trên máy chiếu, mà chỉ liếc qua. Không bao giờ quay lưng lại phía khán giả để đọc thông tin trên máy chiếu. Bởi vì bạn chính là hình ảnh minh họa tốt nhất và khán giả chỉ tập trung vào bạn.
8. Kỹ năng nói trước công chúng tốt có nghĩa là có sự chuẩn bị tốt
Với việc lên kế hoạch trước sẽ giúp cho bài thuyết trình trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn. Cùng với việc chuẩn bị kỹ bạn sẽ giảm khoảng 75% sự lo sợ. Nhắc lại một lần nữa, người nghe chắc chắn sẽ nhận ra nếu không chuẩn bị trước.
9. Sau khi thuyết trình, đến phần hỏi đáp
Nếu gặp phải một câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời hay trong số khán giả ngày hôm đó có người kiến thức rất rộng nhưng lại không thích bạn thì điều đầu tiên phải nhớ là tránh tranh cãi. Nếu không có câu trả lời thì hãy hỏi trong số khán giả có ai biết câu trả lời không hoặc hẹn gặp riêng người đó vào dịp khác để đưa câu trả lời. Điều quan trọng là không được nói dối, nó sẽ làm giảm uy tín một cách nghiêm trọng.
10. Đa dạng và địa điểm
Bài thuyết trình cần phải đa dạng để thu hút sự theo dõi của khán giả, như thêm vào bài diễn thuyết tính hài hước, những câu chuyện có liên quan, lời trích dẫn, uốn giọng nói, những hoạt động nhóm, nghỉ giải lao, và cả phần hỏi đáp. Về địa điểm, bạn cần chọn một địa điểm cũng như kích cỡ các hình ảnh trên máy chiếu phù hợp với số lượng khán giả.
Cuối cùng, hãy chắc chắn ngày giờ và địa điểm sẽ thuyết trình. Nếu có thể, bạn nên đến xem trước nơi thuyết trình để có thể hình dung vị trí chính xác khi diễn thuyết. Tốt nhất, hãy nên đến sớm trước một giờ để chuẩn bị. Để cải thiện kỹ năng nói trước công chúng và vượt qua nỗi sợ hãi là không quá khó nếu chúng ta chuẩn bị kỹ càng.

Đối mặt với phản bội

Posted: Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012 by Harry Trần in Nhãn:
0


(Kỹ năng sống) – Trong cuộc sống, sẽ có đôi lúc bạn suy sụp tinh thần cùng cực khi người mà bạn đặt niềm tin vào nhiều nhất, lại là người làm bạn đau lòng nhất.
Bạn hiểu rằng, mình đã bị phản bội. Nhưng, phải đối diện với điều đó thế nào?
Không có sự thất vọng nào cay đắng bằng việc chính bạn phát hiện ra bạn bị người khác phản bội một cách ngang nhiên. Có thể đó là bạn thân của bạn, người yêu của bạn, hay đơn giản là người bạn nghĩ rằng, họ luôn tốt với bạn và sẽ mãi như thế. Họ quay lưng lại với bạn một cách khó hiểu, từ việc luôn nghĩ tốt cho bạn, họ hành động để gây bất lợi cho bạn. Tất cả những gì họ thể hiện chứng tỏ rằng, bạn không còn giá trị trong tim họ.
2 Đối mặt với phản bội
Lúc ấy, chắc chắn bạn hụt hẫng, khó chịu, và có một chút “hận thù”. Bạn tiếc nuối những gì bạn đã từng làm, bạn ước gì mình đừng quá tốt với người ấy, thì bạn sẽ không phải mệt mỏi và phẫn uất thế này. Thậm chí bạn còn nghĩ đến việc phải làm cho người ấy phải ân hận, nuối tiếc khi đã hại bạn…
Nhiều người, khi bị phản bội, thường có cảm giác yêu thương bản thân rất nhiều, sự ích kỉ lấn át sự tỉnh táo. Họ chẳng còn nhớ gì về những điều tốt về “kẻ phản bội” trước kia, và luôn dằn vặt, tự trách mình, tự cho rằng mình là người đáng thương. Mà không hiểu rằng, càng làm như thế thì càng trở thành người “thua cuộc”. Hãy bình tĩnh, và xem như người đó không tồn tại trong cuộc sống của bạn vào thời điểm này. Không oán trách, không than vãn hay thương tiếc bản thân gì cả, bởi như thế rất lãng phí thời gian cho bạn và người ấy cũng không thấy hối lỗi.
Cách “trả đũa” ngọt ngào nhất là hãy sống thật tốt và bình thản trước mọi chuyện mà người ta gây cho mình. Có thể sẽ rất khó cho bạn khi phải cố gắng tỏ ra rằng “mình ổn” trong khi bạn đang thực sự mất niềm tin, và thậm chí còn hoài nghi những người bạn tốt quanh mình. Điều này sẽ trôi qua nhanh chóng, khi thời gian sẽ giúp bạn chứng minh rằng, ai là người đáng để bạn trao hi vọng. Nếu có 1 người phản bội bạn thì cũng có ít nhất là vài người hiểu cho bạn, và tận tâm với bạn. Tại sao chỉ vì một người mà có thái độ tiêu cực với tất cả mọi người?
Thêm nữa, nếu một ngày nọ, người đã từng phản bội bạn, muốn xin lỗi bạn về những chuyện đã qua và mong bạn bắt đầu lại như cũ, bạn sẽ cư xử thế nào? Nhiều bạn nghiêng về ý kiến: “Không bao giờ có chuyện tha thứ. Đã phản bội nhau thì tức là kẻ thù của nhau”, nhưng cũng có bạn cho rằng: “Đánh kẻ chạy đi, đâu ai đánh người chạy lại. Sẽ thanh thản cõi lòng hơn nếu như quên đi những điều không vui trong quá khứ…”. Nhưng phương án tốt nhất sẽ là, bạn nên trả lời với người ấy rằng: “Hoàn toàn có thể tha thứ, nhưng có lẽ mọi thứ không được như trước kia đâu”. Một vết rạn trong mối quan hệ, dù cho có cố hàn gắn, cũng để lại chút ít tì vết. Có thể xoa dịu để quên đi, để khiến cả hai nhẹ lòng, nhưng những gì đã xảy ra, mãi còn in trong tiềm thức, khó mà quay lại như lúc đầu…
Sự phản bội, đôi khi còn được xúc tác bởi hoàn cảnh. Nhiều lúc “kẻ phản bội” cũng chẳng hiểu vì sao lại có thể hành động một cách phũ phàng, lạnh lùng như thế. Thế nên, bạn cũng cần đặt mình vào hoàn cảnh của họ, để hiểu cho họ phần nào và có cách hành xử phù hợp, thay vì lên án họ gay gắt và coi họ như kẻ thù.
Cuộc sống là một chuỗi các sự việc phức tạp đan xen. Biến cố xảy ra vô hạn trong khi sức chịu đựng của con người có giới hạn. Chúng ta cần phải học rất nhiều điều trong cách xử sự giữa mọi người với nhau, để khiến mọi thứ đơn giản hơn hết mức có thể. Bạn đồng ý chứ?
Bài Viết Hay Khác : Học Marketing

3 chiến lược Marketing cơ bản

Posted: Thứ Tư, 15 tháng 2, 2012 by Harry Trần in Nhãn: ,
0

(BizPro) – Mỗi chiến lược marketing phải được đánh giá bằng khả năng tác động và ảnh hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba yếu tố này. Nếu một trong ba yếu tố này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đã phát triển. Nếu cả ba yếu tố đều tăng thì doanh nghiệp đó phát triển rất tốt.

Chiến lược 1: Tăng số lượng khách hàng

Tăng số lượng khách hàng là bước đầu tiên của hầu hết các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu người chịu trách nhiệm thiết kế và triển khai chương trình marketing đầu tư để thu hút nhiều khách hàng hơn là người thiếu kinh nghiệm thì công ty có thể gặp thất bại.
Nếu thực hiện đúng, các chiến lược marketing cơ bản sẽ tạo ra hiệu quả thu hút các khách hàng tiềm năng đã sẵn sàng và có thể mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.

Chiến lược thứ 2: Tăng số lượng giao dịch trung bình

Các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng mới. Họ thường rất quan tâm tới số khách hàng mà họ thường gặp. Số khách quen này thường được phép tiến hành toàn bộ các giao dịch mà không bao giờ bị hỏi liệu có mua thêm sản phẩm hay dịch vụ không?
Với những khách hàng mới, không nên hài lòng với số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ tối thiểu mà họ đã mua, nên đưa ra những lý do thuyết phục họ mua thêm. Nếu khách hàng không tìm thấy lý do để buộc phải mua thêm sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra lý do để chuyển sang mua của doanh nghiệp khác. Chào mời khách hàng một cách có hệ thống những sản phẩm và dịch vụ bổ sung có giá trị ở cùng một điểm bán hàng có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng giao dịch trung bình của mình.

Chiến lược thứ ba: Tăng số lần mua hàng thường xuyên của khách quen

Khi đã thiết lập được hoạt động kinh doanh thì nhiều doanh nghiệp không chú ý chăm sóc khách quen. Nếu không có những chiến lược hoặc quy trình marketing cơ bản để thường xuyên tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của số khách hàng quen thì số lần mua hàng của họ sẽ không tăng. Cần thường xuyên thực hiện các chiến lược thông tin và chăm sóc đối với các khách hàng mới và cũ thông qua điện thoại hoặc thư từ để thúc đẩy họ thường xuyên mua sản phẩm của công ty. Đây cũng là một trong những bước để chủ doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp của mình.

Tags : Marketing , Chien Luoc Marketing , Ke Hoach Marketing  , Marketing Online , Học Marketing

Làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ

Posted: by Harry Trần in Nhãn:
0


(Kỹ năng Mềm) - Khả năng tập trung và ghi nhớ là hai kỹ năng liên quan trực tiếp đến nhau. Trong thực tế, nhiều người hay phàn nàn về khả năng ghi nhớ mọi thứ.
Họ hoàn toàn không thể tập trung vào công việc trước mắt. Một ví dụ nhỏ như sau: khi đi mua sắm xong, bạn không nhớ rằng đã đậu xe ở đâu. Đó là do bạn đã không quan tâm tới việc đã đậu xe ở đâu và bộ não có rất ít thông tin để tìm thấy xe, cũng giống như việc chúng ta không nhớ đã để mắt kính của mình ở đâu.
Nhiều hành động chúng ta làm theo phản xạ tự nhiên. Nhưng để tập trung vào việc gì thì phải nỗ lực. Như bạn đã biết, tuổi càng cao thì càng mất nhiều thời gian để xử lý thông tin. Bởi vì khi lớn tuổi, bộ não sẽ giảm tốc độ xử lý thông tin. Khi đó, điều quan trọng nhất là gạt bỏ sự đãng trí để tăng khả năng tập trung.
Theo thời gian, chúng ta sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc chú ý cái gì đó. Thế nhưng bạn có biết, cố gắng tập trung vào công việc là chìa khóa để có trí nhớ tốt hơn. Vậy làm thế nào để cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ?
Một giải pháp chung để có một bộ não khỏe mạnh là giữ gìn sức khỏe cho bộ não bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục, kích thích tiếp thu kiến thức, điều khiển sự căng thẳng và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội.
Làm thế nào để tăng khả năng tập trung?
* Tập trung vào công việc trước mắt. Ví dụ như khi bạn đang nói chuyện với ai thì tập trung đặt câu hỏi, khi đọc sách thì cố gắng tóm tắt câu chuyện và kể lại cho ai đó.
* Tránh để bị sao lãng, không nghĩ đến những việc khác, mà chỉ tập trung vào công việc trước mắt. Công việc càng khó thì việc tránh không để bị sao lãng càng quan trọng.
* Không làm hai việc một lúc, khi đó bạn sẽ mắc nhiều lỗi hơn và sẽ chi phối sự chú ý. Khả năng tập trung là có giới hạn. Khi làm nhiều việc cùng một lúc thì bạn phải phân bổ sự tập trung của mình và khi đó khả năng tập trung sẽ giảm trong từng công việc.
* Hãy suy nghĩ. Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng suy nghĩ có thể là một công cụ hữu hiệu trong việc rèn luyện trí não và nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung.
Làm thế nào để cải thiện trí nhớ?
Trước tiên, chúng ta phải chú ý và tập trung vào vấn đề (đã hướng dẫn ở trên).
Những thông tin càng riêng tư thì càng dễ nhớ. Vì vậy, hãy tự hỏi mình đã nghe thông tin đó ở đâu, thông tin đó làm bạn cảm thấy như thế nào và có điều gì trong cuộc sống hằng ngày liên quan đến mẩu thông tin đó không.
Nhắc đi nhắc lại những điều cần nhớ. Hàng ngàn cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng với việc nhắc đi nhắc lại sẽ giúp ghi nhớ một cách dễ dàng hơn. “Phục hồi khoảng trống” (phương pháp mà một người được gợi ý để nhớ lại mẩu thông tin trong khoảng thời gian khác nhau) là một trong những phương pháp hiếm hoi đạt được ít nhiều kết quả đối với bệnh nhân mắc bệnh Alzeimer (Alzeimer là một chứng mất trí phổ biến nhất).
Những điều cụ thể và mang ý nghĩa rõ ràng sẽ dễ nhớ hơn là những cái trừu tượng và mơ hồ. Liên kết các thông tin với nhau sẽ giúp dễ ghi nhớ hơn. Khi đó, bộ não sẽ có nhiều gợi ý hơn để tìm kiếm thông tin. Ví dụ: hình ảnh dễ ghi nhớ hơn lời nói, vì vậy hãy cố gắng phác họa thông tin rồi ghi nhớ chúng. Việc nhớ những con số và tỷ lệ phần trăm cũng dễ nhớ hơn so với một hình ảnh đồ thị. Hãy liên hệ những thông tin hiện có với những điều mà bạn đã biết rồi.
Làm thế nào để nhớ tên người khác?
Chúng ta thường quên tên của người khác trong vài giây ngay sau khi họ giới thiệu. Trong hầu hết các trường hợp này là do chúng ta không chú ý hoặc thiếu tập trung. Cũng có thể là do cái tên đó không mang một ý nghĩa gì đặc biệt nên rất khó để ghi nhớ. Giả sử, hôm nay bạn làm quen với một người tên Kim.
1. Chú ý cái tên. Nếu bạn nghe không rõ tên cô ấy thì hãy hỏi lại một lần nữa. Hãy nỗ lực để ghi nhớ tên của cô ấy bằng cách nói “tập trung vào cái tên” hay “tên của của cô ấy là Kim, tôi muốn nhớ cái tên đó.”
2. Liên kết cái tên đó bằng cách tự hỏi mình: Người này làm bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có biết ai tên Kim nữa không? Hãy suy nghĩ về người này như “Cô ấy có vẻ hơi lo lắng, tôi tự hỏi tại sao cô ấy lại làm tôi cảm thấy khó chịu, và cô ấy chẳng giống với Kim mà tôi biết ở phòng tập thể dục”.
3. Lặp đi lặp lại cái tên: trong khi trò chuyện, bạn hãy nhắc tên cô ấy nhiều lần (ví dụ “bạn nghĩ sao về chuyện này hả Kim?”). Nếu có thể, sau này bạn hãy sử dụng name card và lặp đi lặp lại tên cô ấy.
4. Xây dựng thông tin dựa trên cái tên: liên hệ cái tên đó với những thông tin trước đây (ví dụ như: “Kim, Kim Wilde, một nữ ca sĩ nổi tiếng mà tôi đã từng nghe từ khi tôi còn nhỏ, và chắc chắn rằng cô Kim này chẳng giống với Kim Wilde”. Hãy ghi nhớ hình ảnh khuôn mặt của cô ấy ngay sau khi bạn nhắc tên cô ấy nhé.
Hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp ích cho các bạn!
Các bài viết khác về : Marketing , Kỹ năng Sống

Chuyện về những bữa cơm

Posted: Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012 by Harry Trần in Nhãn:
0

(Kỹ năng sống) – Trong những điều cần phải học: học ăn, học nói, học gói, học mở thì việc học ăn bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu.
Đối với đất thuần nông như Việt Nam thì hạt gạo được quý như vàng. Trải qua 2 cuộc chiến tranh, đời sống nhân dân ta tuy nghèo nhưng rất coi trọng lễ nghĩa và phép tắc. Trong những điều cần phải học: học ăn, học nói, học gói, học mở thì việc học ăn bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu. Phàm là con người trên trai đất này, ai cũng phải ăn, phải uống để sinh tồn nhưng ăn-uống như thế nào mới là điều quan trọng.
  com.jpga Chuyện về những bữa cơm...
Ông cha ta có câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Tại sao phải ăn trông nồi? Chính vì xa xưa, cuộc sống của dân ta còn khó khăn, đói khổ, không phải nồi cơm nhà ai cũng đầy, thậm chí còn phải ăn cơm độn khoai, độn sắn, mà cơm lại là thức ăn chủ yếu. Cho nên không phải muốn ăn bao nhiêu cũng được mà phải biết san sẻ cho người khác, đặc biệt là người già và trẻ em. Ngồi trông hướng nghĩa là ngồi phải đàng hoàng, ý tứ, không được ngồi giữa lối đi hoặc ngồi trước mặt người khác.
Ngoài câu thành ngữ này ra, ông cha ta còn có những câu thành ngữ khác để dạy con cháu về việc học ăn, chẳng hạn như “ Ăn có mời, làm có khiến”, “Ăn tùy nơi, chơi tùy chỗ” ý nói không nên ăn uống tùy tiện, ăn hay không còn tùy thuộc vào thái độ của người mời.
Mẹ tôi vẫn thường dạy tôi như thế, nếu có khách phải mời khách trước rồi mới đến lượt mình, ăn là phải biết để phần cho người đi vắng . Tuyệt đối không nên mời người khác ăn đồ ăn thừa.
Thế nhưng, hôm ấy, bỗng dưng có 2 bệnh nhân ở trong viện ra thăm nhà. Hai người ngồi chơi từ chập tôi, cho đến gần khuya, tôi phân vân:
- Hai chú cháu đã ăn uống gì chưa?
Hai người lắc đầu, nhìn vẻ mặt khắc khổ, tiều tụy của họ trông thật tội nghiệp. Lúc đó trong nhà chẳng còn thứ gì ngoài ít cơm nguội và ít canh thừa, nên tôi chẳng dám mời, nhưng lại nghĩ trời mưa gió rét mướt, tối tăm như thế, chẳng biết ngoài đường còn bán gì không mà mua? Tôi đánh liều:
- Nhà cháu chẳng còn gì, có ít cơm canh, hai chú cháu có ăn không?
Thấy tôi mời chân thành, hai người không nề hà liền sắp cơm ra ăn. Vậy là chỉ một lúc thôi đã hết bay nồi cơm và xoong canh còn lại.
Cũng có lần, cô bạn hàng xóm sang chơi, nhìn thấy hai chiếc bánh trên mặt bàn, ngỏ ý:
- Cho tôi xin cái bánh nhé!
Tôi chưa kịp nói gì, đã thấy bạn ngồi ăn một cách vô tư, tôi vội vàng:
- Ấy chết! Sao không lấy cái mới mà ăn, cái này tôi đang ăn dở mà!
Bạn cười:
- Ôi dời! Không chết đâu mà sợ.
Thật sự, bạn ấy làm tôi rất ngại bởi như đã nói tôi không bao giờ mời người khác những thứ mình đang ăn dở.
Sống xa nhà, nên mọi người luôn coi nhau như người thân của mình. Nấu món gì ngon mời nhau sang ăn là chuyện bình thường. Không ngờ, hôm ấy, sau khi ăn cơm xong , trên mâm còn thừa ít rau xào, tôi định bê mâm bát đi rửa thì người hàng xóm gọi lại:
-Ấy đừng! Để tôi ăn nốt cho, kẻo phí!
Vậy là mọi người trong xóm tôi cứ quây quần và gắn bó với nhau bằng những điều mộc mạc, giản đơn như thế đó. Tôi đã không làm đúng như lời mẹ dặn, thế nhưng mỗi khi gặp lại những con người ấy, họ đều vui vẻ chào đón tôi bằng những nụ cười. Bây giờ thì tôi đã hiểu, chính sự chân thành mới làm cho con người gần lại với nhau hơn.
Giờ đây, mỗi bữa cơm của tôi đều đầy ắp tiếng cười, mọi người có thể vô tư:
- Nhung ăn xong nhớ để phần tôi ít canh nhé!
Hay là:
- Bà không ăn được thì để tôi ăn hộ cho!
Thỉnh thoảng mọi người lại sà xuống:
- Cho tôi xin một đũa….
Còn tôi, tôi sẽ không bao giờ quên những bữa cơm ấy….
Những bữa cơm tuy không trọn vẹn nhưng mà trọn tình!
BizPro
Tags : Marketing , Chien Luoc Marketing , Ke Hoach Marketing  , Marketing Online , Học Marketing

10 trở ngại trong thuyết phục, đàm phán

Posted: Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012 by Harry Trần in
0


(Kỹ năng mềm) – Thuyết phục, đàm phán là kỹ năng quan trọng dẫn đến sự thành công đặc biệt là trong kinh doanh. Thuyết phục được xem là nghệ thuật số một mà những người cực kỳ giàu có sở hữu.

Thuyết phục, đàm phán là kỹ năng quan trọng dẫn đến sự thành công đặc biệt là trong kinh doanh. Thuyết phục được xem là nghệ thuật số một mà những người cực kỳ giàu có sở hữu. Brian Tracy cho rằng: “ Những người không thể diễn đạt quan điểm của họ hoặc không thể tiếp thị bản thân một cách hiệu quả thường gây được rất ít ảnh hưởng và không được đánh giá cao”. Tại Mỹ đã có một trường mang tên “ Học viện thuyết phục” do Kurt w. Mortensen, đồng thời cũng là tác giả của “ IQ trong nghệ thuật thuyết phục” sáng lập ra.
 ky nang thuyet phuc 300x200 10 trở ngại trong thuyết phục, đàm phán
Từ kinh nghiệm thực tiễn và sự tổng kết hàng ngàn các bài giảng về nghệ thuật thuyết phục, Kurt w. Mortensen đã chỉ ra 10 trở ngại trong thuyết phục. Những trở ngại mang tính  chủ quan và khách quan giới hạn khả năng thuyế phục thành công của bạn.

Trở ngại 1: Hiệu ứng Wobegon

Tác giả đã chỉ ra “Hiệu ứng Wonbegon” là trở ngại đầu tiên dẫn đến sự thất bại trong thuyết phục. “Hiệu ứng Wonbegon” là thuật ngữ miêu tả xu hướng là hầu hết mọi người đều nhìn nhận bản thân trên mức trung bình. Tác giả của cuốn sách Lake Wonbegon Days (Những ngày ở thị trấn Lake Wonbegon” của mình đã miêu tả một thị trấn nơi “tất cả phụ nữ đều khỏe mạnh, tất cả đàn ông đều đẹp trai và tất cả trẻ em đều thông minh”. Giống như những người trong thị trấn nhỏ kia, chúng ta đều mang trong mình xu hướng nhìn nhận bản thân trên mức trung bình. Một thực tế cho thấy con người thường nhận thấy mình phải che đậy những khuyết điểm để làm cho mọi thứ tốt hơn thực tế. Nguyên nhân Hiệu ứng Wonbegon ảnh hưởng tiêu cực đến khá năng thuyết phục lẫn cuộc sống của chúng ta là vì đôi khi chúng ta tự lừa dối bản thân, không dám đối diện với những hạn chế của mình. Những nhà thuyết phục giỏi có cái nhìn nghiêm khắc về bản thân và đánh giá mọi việc một cách thực tế, cả điều tốt lẫn điều xấu.
“ Con linh cẩu không thể ngửi thấy mùi hôi của chính mình”( Ngạn ngữ Châu Phi)

Trở ngại 2: Bức tường gạch của sự kháng cự

Đây là trở ngại khách quan thuộc về đối tượng nhưng  để phá được bức tường của sự kháng cự lại tùy vào khả năng thuyết phục của bạn. Mọi cố gắng thuyết phục của bạn không được mang tính đe dọa và phải thật tự nhiên. Hãy quên lối phóng đại, tô vẽ đi. Chiến thuật đó càng thức đẩy sự khánh cự từ phía đối tượng. Khi mọi người cảm thấy họ đang phải chịu áp lực, bị ép buộc phải mua hàng hay làm điều gì đó họ không cần hoặc không muốn, họ sẽ cảm thấy khó chịu. Họ cảm thấy chính bạn là người “lôi kéo”, “lừa dối”, “quảng bá” hoặc “ép buộc” họ.
Thực tế cho thấy những nhà thuyết phục xuất sắc nuôi dưỡng giác quan thứ sáu khi đề cập đến khía cạnh “thúc đẩy và lôi kéo” của khả  năng thuyết phục. Bạn khuyến khích mà không lôi kéo, dụ dỗ nhưng không cài bẫy, cảm nhận sau đó dự đoán dựa trên kiến thức, bản năng, kinh nghiệm và những ám hiệu không lời.
Bởi vậy để phá được bức tường gạch kháng cự bạn phải rèn luyện, mài sắc giác quan thứ sau, nắm rõ tâm lý khách hàng, đặt vào hoàn cảnh đối tượng để đưa ra chiến lược thuyết phục hiệu quả.

Trở ngại 3: Suy nghĩ giống như một nhân viên

Hầu hết mọi người đều coi bản thân là nhân viên. Con đường dẫn tới sự thành công thường bị cản trở bởi chúng ta không có khả năng hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình huống hiện tại của mình. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về khỏan thu nhập nhưng lại không làm gì để thay đổi nó thì những gì chúng ta nhận được là xứng đáng. Sở hữu công việc của chính mình, làm đúng nhiệm vụ, muốn có những lời khích lệ hay khoản tiền thưởng dựa trên hiệu quả- những mong muốn này thường đồng nghĩa với thu nhập tăng lên. Các chuyên gia thuyết phục thường kiếm lợi nhuận dựa trên hoa hồng mà họ kiếm được là chủ yếu. Vậy hãy bắt đầu cuộc cách mạng trong bạn trước hết là thay đổi trong lối mòn tư duy giống như một nhân viên.

Trở ngại thứ 4: Nói quá nhiều

Là một người hướng ngoại,có tài ăn nói, có khả năng bắt chuyện với bất kỳ ai hoàn toàn là một lợi thế của bạn. Nhưng khi thuyết phục đối tượng bạn cần hạn chế tốc độ nói của mình. Nếu bạn nói quá nhiều, khách hàng sẽ cảm thấy bực mình vì họ nhận thấy bạn thích nghe mình nói hơn là lắng nghe mối quan tâm của người khác. Những nhà thuyết phục giỏi biết lắng nghe nhiều hơn và đặt câu hỏi khiến khan giả tự thuyết phục mình.

Trở ngại 5: Thông tin dồn dập

Có rất nhiều người khi thuyết phục khách hàng  lại cố gắng nhấn mạnh đến thù lao và các khoản hoa hồng. Điều đó không sai nhưng vấn đề ở chỗ: Khán giả của bạn sẽ mua vì lý do của họ và chỉ vì lý do của họ. Họ không quan tâm vì sao bạn thích sản phẩm hay dịch vụ. Khi bạn muốn hướng sự chú ý vào lợi ích của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tốt nhất là hãy trình bày tất cả các đặc điểm hay lợi ích mà khách hàng tìm kiếm đầu tiên ở sản phẩm của bạn. Hãy để tự khách hàng nói cho bạn biết họ đang tìm kiếm thứ gì và sau đó tập trung cuộc thảo luận của bạn quanh vấn đề chủ chốt đó.
Trở ngại thứ 6: Bị thúc đẩy bởi nỗi tuyệt vọng
Nếu bạn không thoải mái, căng thẳng hay hồi hộp khi thuyết phục thì khách hàng của bạn cũng không thoải mái. Bạn đừng nên đặt mình vào trạng thái: “ Tôi phải thực hiện nhiệm vụ mua bán này”, “Tôi phải làm việc với anh ta hoặc chuyện này sẽ kết thúc”, “Tôi phải đàm phán trong ngày hôm nay nếu không tôi không thể chi trả các hóa đơn”. Sự tuyệt vọng, sợ hại thường mang đến kết quả không mấy tốt đẹp khi thuyết phục.

Trở ngại thứ 7: Nỗi sợ hãi bị phản đối   

Trong nhiều tính huống thuyết phục bạn không tránh khỏi tình huống bị khách hàng phản đối. Chạy trốn khỏi sự phản đối, để nỗi sợ hãi lấn át và làm tê liệt chúng ta không giải quyết được vấn đề gì. Những nhà thuyết phục thông minh thường nghĩ về mặt thực tế của tình huống dựa trên lý trí “ Xét về mặt cá nhân mình không hề bị phê phán, phản đối”. Bạn không nên cảm thấy kém cỏi, bối rối hay tuyệt vọng chỉ vì quan điểm của một ai đó. Khả năng phục hồi sau khi đối mặt với sự phản đối ở bất kỳ mức độ nào cũng là điều cần thiết trong thế giới thuyết phục.

Trở ngại 8: Thiếu sự chuẩn bị

Để thuyết phục được thành công đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị về nhiều mặt: Hiểu biết đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của bạn cả bên trong và bên ngoài; hiểu khán giả và những nhu cầu, mong muốn của họ;Chuẩn bị dụng cụ thuyết phục giới thiệu cho khán giả lựa chọn và thay thế; Biết lựa chọn cách thuyết trình phù hợp.

Trở ngại 9: Định kiến và giả định

Đôi khi chúng ta đánh giá khách hàng chỉ dựa trên vài thông tin ngắn gọn, trông họ ra sao, hay tệ hơn, không có thông tin đẩy đủ gì hết. Vấn đề ở chỗ, chúng ta nghĩ điều đó trong đầu trước khi cố gắng thuyết phục khách hàng, và kết thúc sự mau bán, đàm phán bởi chúng ta nghĩ mình không thể thuyết phục được họ. Đây là một sai lầm đầu tiên trong thuyết phục. Bởi chúng ta chỉ đánh giá cuốn sách qua trang bìa của nó.

Trở ngại 10: Nắm bắt những kỹ năng kết thúc là phương thuốc thần kỳ

Việc thuyết phục khán giả về một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó diễn ra trong toàn bộ quá trình thuyết phục. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bạn bắt đầu bài diễn thuyết của mình như thế nào quan trọng hơn nhiều so với việc bạn kết thúc nó
“Chỉ có một cách duy nhất khiến người khác làm bất cứ điều gì. Đó là làm cho bản thân họ muốn làm điều đó”.
Để có sự thành công trong đàm phán, thuyết phục đòi hỏi nhiều yếu tố. Tuy nhiên việc khắc phục những trở ngại trên là thành công đầu tiên để có cuộc đàm phán, thuyết phục hiệu quả.

Tags : Marketing , Chien Luoc Marketing , Ke Hoach Marketing  , Marketing Online , Học Marketing

Học Marketing như thế nào?

Posted: Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012 by Harry Trần in
0

(BizPro) - Là một người học chuyên nghành Cơ khí, nên khi bắt đầu chuyển qua Marketing Clays đã gặp không ít bỡ ngỡ và khó khăn.Đã từng có thời gian tự mày mò và tự học Marketing, Clays hiểu được nỗi khổ của những bạn đam mê Marketing nhưng không có điều kiện để học Marketing một cách bài bản trong trường ĐH.Clays xin chia sẻ một số bí quyết trong quá trình tự học Marketing của bản thân mình (bài viết chỉ dành cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Marketing nhé)




 marketing
1. Đủ đam mê:
- Đam mê là điều kiện đầu tiên khi bắt đầu tìm hiểu về Marketing.Marketing không hào nhoáng như bạn nghĩ đâu nhá (không tin thử hỏi các bác đang làm Marketer từ công ty lớn đến công ty nhỏ sẽ hiểu  ).Xác định rõ “Bạn tìm hiểu Marketing vì cái gì?Bạn có thực sự đam mê nó không?” trước khi sờ mó vào cái đống bàu nhàu mang tên Marketing
2. Bái Mr.Google làm thầy:
- Tất cả tài liệu cần thiết về Marketing bạn có thể tìm kiếm được trên Google.Vấn đề ở đây là hiện tại các tài liệu Marketing trên mạng không được xếp sắp một cách có trật tự nên sẽ gây không ít khó khăn cho bạn.Clays khuyên các bạn nên đọc trước Quyển Marketing căn bản – Philip Kotler.Sau khi gặm nhấm xong quyển này có lẽ bạn nắm được cơ bản Marketing là thế nào.
- Khi đã nắm được cơ bản, Clays tin rằng bạn có đủ khả năng để chọn lọc các tài liệu tiếp theo để đọc.Vấn đề còn lại là cách đọc, hãy luôn tự hỏi “Why” và tìm mọi thủ đoạn để phản biện những gì bạn đọc được: “Trong Marketing không có vấn đề đúng hoặc sai, chỉ có người làm Marketing làm vấn đề đó đúng hoặc sai”.Hãy tự tìm ra chân lý của riêng mình trong Marketing các bạn nhé
Ngoài ra bạn nên trang bị một xíu tiếng Anh để đọc các tài liệu nước ngoài.Nếu tiếng Anh của bạn không tốt, yên tâm đi, đã có Google Translate
3. Học thầy không tày học bạn:
- Học hỏi và thảo luận với người khác sẽ giúp bạn không ngừng tiến bộ.Đừng ngại ngùng tham gia các buổi Offline về Marketing để được học hỏi và chia sẻ kiến thức với mọi người.Tạo các chủ đề về Marketing trên các forum cộng đồng Marketing để cùng thảo luận với mọi người: hãy chia sẻ những gì mình biết và học hỏi những gì bạn chưa biết, đó là cách giúp bạn nhanh tiến bộ nhất
4.Học đi đôi với hành:
- Lý thuyết sẽ mãi là lý thuyết nếu không được ứng dụng.Các hoạt động đội nhóm trong trường ĐH, hoặc ở các CLB Tình nguyện là nơi tốt nhất để bạn thể hiện khả năng làm Marketing của mình.Không ngừng dấn thân và trải nghiệm: đó là con đường mà bất cứ Marketer nào cũng phải đi qua
5.Suy nghĩ về việc tham gia một khóa học Marketing:
- Nếu có điều kiện, Clays vẫn khuyên các bạn nên tham gia một khóa học về Marketing (có thể là ngắn hạn).Với những gì bạn tự tìm hiểu và trải nghiệm được về Marketing, cộng với sự hướng dẫn và hệ thống lại kiến thức của các Chuyên gia, sau khóa học Clays tin rằng sẽ bạn sẽ thấy mình tiến bộ thế nào sau khóa học.(cái này gọi là đầu tư cho tương lai nè  )

0

Không ai có thể phủ nhận làm giàu rất khó, điều đó không ngoại trừ giới doanh nhân. Và để làm giàu, chúng ta cần đến sự học, học để có tay nghề, học để có kiến thức, học để có chuyên môn và học để giàu một cách bền vững.


 Bàn về sự học
Việc học không bao giờ được coi là đủ, vì nó như dòng nước trên nguồn chảy mãi ra biển khơi, người thì biết hứng lấy nước tưới cho cây tri thức thêm xanh, kẻ chỉ biết lấy nước rửa ráy dung nhan bên ngoài bằng những tấm bằng cấp. Muốn học thì phải có trường, và không ngôi trường nào đầy đủ, sinh động, chân chính và cay đắng hơn Trường Đời. Nguời ta vẫn thường động viên các sĩ tử: “đại học không phải là con đường duy nhất”. Đúng, vì ngoài đại học còn có nhiều con đường khác. Không ít sĩ tử “ngại học” luôn lấy tấm gương dang dở học tập của Bill Gates tại đại học Havard để tự an ủi và dối lòng mình. Nhưng trên thực tế Bill Gates đã từng nói: “Tôi không học đại học, chứ không phải bỏ học”. Khi đã trở thành người giàu nhất thế giới, ông vẫn luôn học hỏi.

Doanh nhân học để tạo giá trị cho bản thân, học để tăng giá trị tài sản vô hình cho doanh nghiệp bởi trong kinh doanh luôn đòi hỏi phải mang lại lợi ích thật sự cho khách hàng, phải luôn sáng tạo, phải có sự khác biệt.

Sự học là suốt đời
Doanh nhân ngày nay là người luôn luôn học, có trăm nẻo sự học: học ở trường lớp, học từ chính kinh nghiệm của bản thân mình, của người khác, học từ sách vở. Doanh nhân có thể đầu tư tiền bạc để đi học ở nước ngoài hoặc đầu tư thời gian đi học những khoá đào tạo trong nước.

Hiện nay có nhiều trung tâm, nhiều cơ sở, nhiều cuốn sách dạy cách làm giàu. Nhưng giàu thôi chưa đủ, giàu theo kiểu trọc phú hay giàu như ông Giuốc- đanh trong “Trưởng giả học làm sang” (Molie) thì cũng không phải là cái giàu bền vững và đáng được ngưỡng vọng. Người ta thường chỉ chú trọng dạy cách làm giàu nhưng lại “quên” không đào tạo về cách ứng xử, giao tiếp, xin lỗi, cảm ơn và các nghi lễ trong hoạt động doanh nghiệp

Sự học trong mắt chuyên gia và doanh nhân

Ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch & CEO Alpha Book - chia sẻ: “Học là một sự lựa chọn cả đời. Bản thân tôi luôn luôn tìm đọc sách, học qua những chia sẻ của những doanh nhân thành đạt khác. Test trực tiếp giữa môi trường làm việc và các môi trường đã tư vấn để áp dụng cho chính mình. Trong kinh doanh, doanh nhân thường gặp nhiều áp lực nhưng đó là điều tất yếu của cuộc sống và việc học sẽ giúp chúng ta có phương pháp giải quyết dễ dàng hơn, có một giấc ngủ ngon hơn”.
Học để “tiệm cận” với tư duy và trình độ thế giới
Người lãnh đạo là gương để nhân viên noi theo và thể hiện bộ mặt doanh nghiệp. Do đó doanh nhân không chỉ tạo đẳng cấp cho mình mà còn tạo đẳng cấp, văn hóa cho chính Doanh nghiệp mà mình lãnh đạo.

Lãnh đạo phải đi trước để nhân viên noi theo. Chúng ta có hình tượng người lính mẫu mực, dũng cảm, tinh nhuệ trong chiến đấu thì cũng phải có Doanh nhân chuẩn mực, chuyên nghiệp và đẳng cấp trong thời bình.

Đã mang vào mình nghiệp kinh doanh là họ phải học suốt đời, vì chỉ cần dừng lại trong khoảnh khắc, các đối thủ khác đã kịp vượt lên và về đích trước. Vì vậy, học là một công việc hằng ngày của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập, để thích ứng với cuộc chơi toàn cầu, để vươn ra biển lớn, "tiệm cận" với tư duy, với trình độ của thế giới, doanh nhân cần phải học hỏi, nâng cao trình độ doanh trí của mình. Đặc biệt trong tình hình suy thoái, doanh nhân càng cần phải học, học để chuẩn bị cho tương lai, học để bứt phá và gần nhất là học để không trở thành “nạn nhân” của làn sóng phá sản. Doanh nhân có thể học ở mọi lúc, mọi nơi nhưng vấn đề là học gì, học như thế nào và học ở đâu?

Với phương châm đồng hành và chia sẻ với sự thành công của các doanh nghiệp, cùng ban giảng huấn là các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, trường Kinh Doanh BizPro đã tổ chức rất nhiều chương trình đào tạo bổ ích, thiết thực với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam như: “CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp”,   “CMO – Giám đốc Marketing chuyên nghiệp”, “CPO – Giám đốc Nhân sự chuyên nghiệp”, và nhiều khoá đào tạo ngắn hạn khác. Với những chương trình đào tạo phong phú, thiết thực như vậy, trường Kinh Doanh BizPro đang nỗ lực góp những viên gạch vào bức tường vững chắc của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Kỹ năng marketing

Posted: Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012 by Harry Trần in
0

(BizPro) - Các kỹ năng marketing mà một người làm marketing cần nắm vững để có thể thể hiện tốt vai trò marketing trong tổ chức, doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hội nhập.


kế hoạch marketing
1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường
Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ các đối thủ cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.
2. Kỹ năng phân khúc thị trường
Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách "đọc" thị trường theo cách riêng của mình với những mảng thị trường đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.
3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. Tổ tiên người Việt đã nói "biết người, biết ta trăm trận trăm thắng", người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể đề ra chiến lược cạnh tranh thích hợp.
4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi "thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?" luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó xác định thị trường nào phù hợp với năng lực, đặc thù của doanh nghiệp mình.
5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
6. Kỹ năng định vị
Trên cơ sở những hiểu biết về nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của khách hàng, hiểu biết về chiến lược của đối thủ cạnh tranh, người làm marketing cần có năng lực định vị thương hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
7. Kỹ năng xây dựng đề xuất giá trị (CVP)
Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng đề xuất giá trị (customer value proposition) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ.
8. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và qui trình phát triển sản phẩm mới nhằm đảm bảo sự thành công khi tung sản phẩm mới ra thị trường.
9. Kỹ năng phát triển thị trường mới
Song song với việc phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới.
10. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Người làm marketing phải có kỹ năng xây dựng chiến lược giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
11. Kỹ năng xây dựng chiến lược và quản trị kênh
Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.
12. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
Để quảng bá cho giải pháp giá trị của mình, để tạo ra những cảm nhận tốt về thương hiệu, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược truyền thông và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng nầy thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế.
13. Kỹ năng xây dựng chiến lược và quản trị thương hiệu
Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gủi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp.
14. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing ngắn hạn và trung hạn
Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch.
15. Kỹ năng quản trị dự án marketing
Để tổ chức tung một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing.
16. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing.
 (Nguồn marketingchienluoc.com)

Câu cửa miệng của các lãnh đạo kém

Posted: by Harry Trần in
0

(bizpro)Không phải lãnh đạo nào cũng có tài tạo động lực cho nhân viên.


Nếu bạn là lãnh đạo, và có thói quen nói 1 trong số những câu dưới đây, bạn nên xem xét lại năng lực quản lý nhân sự của mình.
 
Chúng ta đều biết các lãnh đạo giỏi sẽ nói những gì với nhân viên của mình. Họ nói “Anh bạn thân mến, hãy cho tôi biết nếu anh gặp phải trở ngại gì, và tôi sẽ cố gắng giúp anh loại bỏ nó”, và “Anh đang tự giết chết chính mình đấy, tại sao anh không để đến trưa thứ 6 này hãy bay?”
Các lãnh đạo kém thì không nói được như vậy. Những câu nói động viên, giúp ích và thể hiện sự tin tưởng có lẽ quá xa lạ với họ. Dưới đây là 7 câu nói thường thấy nhất ở các lãnh đạo kém. Bạn có thấy câu nào quen không?
Nếu anh không thích công việc này, tôi sẽ tìm người khác.
Các lãnh đạo giỏi hiểu rằng giao dịch định nghĩa quan hệ sếp-nhân viên – sự thật là chủ lao động trả tiền cho bạn, trong khi bạn tạo ra giá trị cho họ bằng mồ hôi và trí tuệ - là phần ít quan trọng nhất trong mối quan hệ công việc. Các lãnh đạo giỏi nhận ra rằng để giữ được nhân viên giỏi, họ phải bỏ qua cái giao dịch đổi chác ấy và để cho nhân viên tự làm chủ công việc của mình. Lãnh đạo giỏi sẽ cho nhân viên biết vị trí của họ và cho họ biết rằng đóng góp của họ là có giá trị. Mặt khác, các lãnh đạo kém lại thích nhắc nhở nhân viên rằng mọi việc họ làm đều là giao dịch: “Anh làm việc cho tôi.” Họ không bao giờ quên nhắc nhở nhân viên rằng ai đó sẽ thế chỗ của bạn nếu bạn bị ốm hay khiến họ phật ý.
Tôi không trả tiền để anh nghĩ mấy thứ đó.
Đó là điều mà một lãnh đạo tồi sẽ nói khi nhân viên đưa ra ý kiến mà ông ta không thích. Có thể ý tưởng đó đe dọa đến quyền lực của lãnh đạo. Hoặc có lẽ nó khiến sếp phải bỏ ra một ít chất xám hay vốn liếng. Dù là trường hợp nào, “Tôi không trả tiền cho anh nghĩ mấy thứ đó” cũng chỉ là câu niệm chú của những kẻ không có quyền quản lý. Họ sẽ gào lên rằng “Hãy làm những gì tôi bảo anh phải làm, và chỉ thế thôi.” Cuộc sống quá ngắn ngủi nên đừng phí thời gian làm việc cho những kẻ có thể nói ra những lời đó.
Tôi không cho phép anh vào eBay / ESPN / Facebook, v.v… trong giờ làm việc.
Các lãnh đạo giỏi đều biết rằng không có cái gọi là “giờ làm việc” đối với những công chức trí thức. Họ sống, ăn và ngủ với công việc. Hòm thư điện tử của họ lúc nào cũng đầy ắp, kể cả lúc 5h chiều. Công việc của họ không khi nào là hết, và sẽ không bao giờ hết. Nhân viên cùng nhau đến văn phòng vào ban ngày để hoàn thành công việc cùng nhau, và rồi họ về nhà, cố gắng sống cuộc sống của riêng mình trong khoảng không gian nhỏ bé vào thời gian còn lại trong ngày. Nếu họ cần được nghỉ ngơi một chút giữa giờ làm, họ có thể lên trang PeopleofWalmart.com hoặc Failblog.org mà không phải lo bị lãnh đạo soi mói. Chúng ta không phải rô bốt. Thỉnh thoảng chúng ta cũng cần nghỉ ngơi và rời xa cái “mạng nhện rối rắm” của công ty. Nếu một nhân viên ngồi ở góc phòng bắt đầu dán mắt lên trần nhà, bạn có thể cho rằng anh ta đang mơ mộng giữa ban ngày, hoặc cho rằng anh ta đang suy nghĩ về một ý tưởng sản phẩm mới đáng giá triệu đô. (Cũng có thể anh ta đang làm cả 2 việc đó cùng lúc).
Ai cho phép anh làm việc đó?
Anh trai tôi từng làm việc tại một công ty công nghệ lớn. Một ngày, anh tôi cùng các đồng nghiệp của mình trong nhóm Bảo đảm chất lượng phần mềm họp tại văn phòng trước khi ra sân bay. Họ tập trung lúc 6h sáng tại phòng hội thảo để bàn về kế hoạch của họ khi đến nơi công tác. Rồi cánh cửa phòng hội thảo mở ra, một lãnh đạo bước vào và hỏi: “Ai triệu tập cuộc họp này? Chỉ có nhân viên cấp E5 mới được triệu tập cuộc họp.” Anh trai tôi đã bỏ việc vài tháng sau đó. Những ngừoi bị ám ảnh về cấp bậc, sự cho phép và những thứ tương tự là những người bạn nên tránh, nhất là trong các mối quan hệ mà họ có quyền tác động đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn.
Tạm gác các việc khác lại và làm việc tôi bảo ngay bây giờ!
Bất cứ lãnh đạo nào cũng có những việc khẩn cấp vào phút chót có thể làm đảo lộn mọi công việc của bạn. Lãnh đạo giỏi sẽ không lạm dụng quyền này và chỉ sử dụng trong những tình huống nguy cấp thực sự. Còn lãnh đạo tồi thì làm việc đó hàng ngày, và họ không bao giờ nhớ nổi hàng tá việc quan trọng cần ưu tiên (cùng một lúc) mà họ đã bảo bạn phải gác mọi công việc khác sang một bên để làm. Cách giải quyết trong trường hợp sếp của bạn có thói quen xấu này là trả lời rằng: “Vâng, đương nhiên rồi. Như vậy công việc khẩn cấp (của ngày hôm qua) sẽ được lùi lại đến thứ 5 tới – thế có được không ạ?”
Đừng mang vấn đề đến cho tôi. Tôi cần giải pháp.
Câu nói đó xuất hiện khi các lãnh đạo bắt đầu nhận ra rằng nhân viên thường có thể tự giải quyết các vấn đề hàng ngày của mình mà không cần đến sự trợ giúp của cấp trên. Nhưng các lãnh đạo đã tự hiểu “Đừng mang vấn đề đến cho tôi. Tôi cần giải pháp” như “Đừng có phàn nàn nữa – trật tự đi và hãy tự giải quyết”. Sự thật là, quy trình kinh doanh ngày nay rất phức tạp, và thường thì một nhân viên khi gặp phải vấn đề không có đủ lượng thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Đó là lúc lãnh đạo nên giúp họ. Những lãnh đạo nói rằng “Mang giải pháp đến cho tôi” thực ra là muốn nói “Đừng nói với tôi những điều tôi không muốn nghe”. Làm việc cho những người như vậy sẽ chỉ khiến bạn tổn thọ.
Vào thời điểm khó khăn này, có được một công việc đã là may cho anh rồi.
Điều buồn cười nhất về những lãnh đạo hay nói câu đó là họ dường như chẳng bao giờ cảm thấy mình may mắn vì được làm việc – mà chỉ có người khác may mắn thôi. Nói “Có việc làm là may rồi” trong cái kỷ nguyên mà tỷ lệ thất nghiệp hơn 9% cũng có nghĩa là “Tôi không thể tin nổi là anh lại có thể nằm trong số 90% dân số có việc làm”. Đó là sự xúc phạm ghê gớm, và kinh khủng hơn, là sự thất bại cá nhân trên phương diện nhà quản trị. Những người sống trong nỗi sợ thất nghiệp thường không nhìn thấy tiềm năng của mình và của người khác. Nếu sếp của bạn là người như vậy, thì hãy tin rằng ngoài kia, nhiều chủ doanh nghiệp sẽ rất vui mừng nếu có được nhân viên như bạn.
(Nguồn )

Tags:Quan tri nhan su , khoa hoc quan tri nhan su, marketing 7p , truong kinh doanh,marketing chien luoc

Sao bạn còn chần chừ

Posted: by Harry Trần in
0

(BizPro) - Bạn rất hào hứng với danh sách những kế hoạch trong năm mới, nhưng bạn luôn do dự thực hiện những mục tiêu đó...




Bạn đang muốn thử sức ở một công việc part-time mới, bạn mong một truyện ngắn của mình sẽ được đăng trên một tạp chí lớn, bạn muốn thực hiện một bộ ảnh để up đến facebook rồi có hàng chục lượt like...
Nhưng, lên kế hoạch là thế, bạn vẫn chần chừ và do dự, vì bạn cảm thấy mình chưa đủ khả năng để làm được, và vì bạn cảm thấy chính mình chưa đủ sự hăng hái để vươn lên… Có vẻ khá mâu thuẫn, bởi vì chính bạn muốn mình phải đổi mới, nhưng bản thân bạn thì cứ mãi ù lì, và ngồi tự trách mình…
Trong những ngày đầu năm mới, đã có không ít bạn tự đặt ra mục tiêu cho mình, khá hoành tráng và quyết tâm: học thật tốt, dành thời gian nhiều hơn để tham gia các hoạt động ngoại khóa, bớt online, chịu khó tìm một việc làm part-time để thử sức mình, cố gắng tiết kiệm tiền để đi du lịch… Nhưng đó chỉ là những “kế hoạch trên giấy”. Thực tế, gần như chẳng ai thực hiện được trọn vẹn các mục tiêu của mình
“Mình muốn học thêm một ngoại ngữ khác, nhưng ngoài thời gian học ở trường, về nhà mình nghỉ ngơi, xem tivi, nghe nhạc…cũng đã hết một ngày. Mình muốn tìm việc part-time nhưng lại vướng lịch học một số môn, mình muốn chạy bộ vào mỗi buổi sáng nhưng lúc nào mình cũng dậy trễ vì trời lạnh và vì mình thích “nướng thêm một chút”. Cứ như thế, bản thân mình không có sức bật và mình cảm thấy mình đang tẻ nhạt dần” — một cô bạn chia sẻ với tôi như thế
Vấn đề cốt lõi ở đây chính là, bạn có ý chí, có mục tiêu và thích một cuộc sống biến chuyển theo hướng tích cực, nhưng bạn chưa đủ bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn và thực hiện nó đến cùng. Để rồi bạn tự trách mình, hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh, để rồi các kế hoạch cứ…nằm đó và dần bị lãng quên
Vậy, tại sao bạn không bắt tay vào thực hiện ngay khi nó vừa bắt đầu mà phải chần chừ, chờ đợi và xếp lịch theo thứ tự thời gian?
Năm ngoái, tôi đã từng đặt ra những mục tiêu nhỏ cho mình nhưng tôi chẳng bao giờ biến chúng thành hiện thực. Tất cả chỉ là những khát vọng được ghi lại bằng chữ, hoành tráng và tỉ mỉ, nhưng học hành, sự mệt mỏi và chút lười biếng khiến tôi lãng quên những gì tôi muốn, để rồi khi có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, ngẫm lại, tôi chợt thấy biết bao cơ hội vụt bay… Những ngày đầu 2012, tôi ý thức được rằng thời gian không thể chờ đợi… Ta cần phải nắm bắt cơ hội mọi lúc và sống hết mình, sống sao cho đúng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, và sống sao cho không nuối tiếc những tháng ngày đã qua…
Tôi đặt ra mục tiêu phải đi du lịch, và thế là tôi đồng ý đi chơi dài ngày với gia đình thay vì kiếm cớ “bận học” như những năm trước, tôi vui vẻ nhận lời đi chơi cùng bạn bè, thay vì ngày trước luôn từ chối vì không thích chốn đông người… Tôi tìm kiếm mọi cơ hội để thử sức mình, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt: viết một truyện rất ngắn theo chủ đề và gửi báo, thử đăng kí một hoạt động tình nguyện ở trường, và sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội để được học hỏi, được rèn luyện, dẫu cho việc đó có thể khiến tôi mất thời gian, phí sức khỏe, và nhất là lợi ích bản thân không hề có, nhưng những kinh nghiệm mà tôi học hỏi được sẽ góp phần khiến tôi chạm đến ước mơ ngày một gần hơn…
Bạn có một tấm hình nào đó thú vị muốn chia sẻ trên mục “truyện cười”, tại sao lại không mở máy và gửi ngay tấm ảnh đó đến địa chỉ email của một tờ báo nào đó (Mực Tím chẳng hạn), bạn muốn giảm cân thì tại sao vẫn còn vừa xem tivi vừa ăn vặt và nằm dài? Hãy xỏ đôi giày thể thao và chạy bộ ngay vào buổi chiều. Động lực và sự hứng thú được tạo nên ngay từ chính những lúc bạn làm ngay điều bạn muốn, một cách không chần chừ!
Năm mới rồi, tại sao bạn còn chần chừ? Hãy đứng dậy, và thực hiện ngay những mục tiêu mình muốn, có thể nó không thành hiện thực, có thể bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu, và kết quả không như bạn chờ mong. Nhưng điều quan trọng hơn hết, bạn đã sống có ích, sống trọn vẹn và biết phấn đấu. Và bạn sẽ dễ thành công hơn, chắc chắn.
Năm mới đã đến, hãy làm những việc mình muốn, ngay bây giờ
Tags Marketing , Chien Luoc Marketing , Ke Hoach Marketing  , Marketing Online , Hc Marketing

5 kẻ thù của kế hoạch tiếp thị

Posted: by Harry Trần in
0

(BizPro) - Tương tự như chiến thuật tác chiến hoàn hảo, một kế hoạch tiếp thị thiết thực giúp bạn định hướng phát triển cho công ty. Ngoài ra tính linh động là yếu tố không thể thiếu trong hoạch định vì trong khi thử nghiệm và đo lường hiệu quả, sẽ có lúc bạn cần thay đổi chiến thuật để nắm bắt hoặc gia tăng thêm thị phần trong một lĩnh vực nhất định.



Vì thế, một kế hoạch tốt không nhất thiết phải cực kỳ phức tạp. Jay Conrad Levinson, bậc thầy về chiến thuật “du kích” trong tiếp thị cho rằng chỉ cần 7 câu là bạn có thế viết nên một kế hoạch marketing hoàn hảo.
Tuy nhiên, có những điều bạn cần ghi nhớ khi lập kế hoạch marketing. Đừng quên rằng kế hoạch marketing hoàn hảo chính là sự kết hợp tổng thể giữa chiến lược và chiến thuật, và bạn không thể chỉ chọn 1 trong 2 điều này. Theo sát những quy tắc căn bản. Tập hợp những ý tưởng chủ quan như “hình ảnh”, “xây dựng thương hiệu” và “sáng tạo” là những công cụ marketing quan trọng nhưng chúng không mang tính “sống còn” bằng việc thấm nhuần những quy tắc căn bản.
 marketing
Dù đây là lần đầu tiên hay lần thứ n bạn phải lập kế hoạch marketing, bạn nên tránh những “kẻ thù” sau:
 1. Viết những thứ “râu rìa”
 “Râu rìa” là bất cứ thứ gì không liên quan cụ thể với một con số, chiến lược hay chiến thuật. Dùng những từ chung chung cũng là một dạng “râu rìa”. Giả dụ, bạn mô tả đối tượng khách hàng của mình là “tất cả mọi người” hoặc “trên 50 tuổi” vẫn chưa đủ cụ thể và sớm muộn gì bạn cũng gặp khó khăn với đối tượng quá mơ hồ này. Ngược lại, bạn nên nghĩ theo hướng hẹp hơn, thay vì nói “tất cả mọi người”, bạn có thể tập trung vào “nam giới, khoảng 16 tuổi, thích chơi trò chơi điện tử và trượt ván.” Hoặc thay các đối tượng “trên 50 tuổi” bằng “phụ nữ trung niên, ít nhất 50 tuổi, hay mua hàng trực tuyến ít nhất 3 lần/tuần.”
Nên nhớ rằng tiếp thị là “mua” khách hàng. Hãy tưởng tượng như bạn đang đi vào một cửa hàng tạp hóa và mua mọi thứ. Có thể bạn muốn vậy nhưng túi tiền chỉ có giới hạn. Trong tiếp thị, điều này có nghĩa là bạn nên “mua” khách hàng lý tưởng nhất trong khả năng cho phép. Vì vậy, hãy chọn ra đâu là đối tượng bạn hướng đến và ngân sách có thể chi ra để tiếp cận họ. Sau đó, lập kế hoạch và thực hiện. Thực tế, đây là điều mà ai cũng biết (kể cả đối thủ của bạn) nhưng không phải ai cũng thực hiện nghiêm túc, hoặc có thể họ có làm nhưng lại đi theo một kế hoạch đầy “râu rìa”, không cụ thể.
2. Không nghiên cứu các con số
Tiếp thị là một bài toán, và toán học thì toàn những con số. Suy ra, kinh doanh cũng toàn các con số. Nếu bạn không biết số liệu thì khó có thể thành công. Bạn không thể lập một kế hoạch tiếp thị mà không biết phải mất bao nhiêu tiền để có được khách hàng, doanh số trung bình là bao nhiêu, cần đạt mức lợi nhuận cỡ nào, hay một khách hàng trung bình cần phải mua bao nhiêu lần, v.v. Nếu bạn dành $1,000 cho quảng cáo, bạn phải biết mình cần bao nhiêu doanh số để bù lại chi phí, và bao nhiêu thì mới sinh lời.
 3. Quá phụ thuộc vào sáng tạo
 Sáng tạo là tốt, nhưng nếu quá phụ thuộc vào sáng tạo mà ảnh hưởng đến chiến thuật và kết quả là điều tối kỵ.
Một bài học điển hình chính là sự khác biệt giữa Pets.com - thương hiệu nổi tiếng một thời, hiện đã biến mất trên thị trường, và eBay (vẫn nổi tiếng và thành công đến ngày nay). Nếu Pets.com phụ thuộc rất nhiều vào biểu tượng con rối bằng vớ và quảng cáo TV để xây dựng thương hiệu, thì eBay (dưới sự lãnh đạo của Meg Whitman lúc bấy giờ) đã chọn chiến thuật để thúc đẩy kinh doanh. Bằng cách tách khỏi mô hình đấu giá hàng sưu tập ban đầu và hướng đến những thị trường cao cấp hơn, eBay đã đẩy được giá tiêu thụ hàng lên cao, một trong những thước đo quan trọng để tính phí giao dịch. Dù kinh doanh con rối bằng vớ thực sự sáng tạo nhưng việc tăng giá bán là điều khó khăn. Vì thế, đây lại là một lý do nữa tại sao bạn nên tìm hiểu các con số trước khi phát triển công ty.
 4. Đánh đồng tiếp thị với quảng cáo
Quảng cáo là một phần của bất kỳ chiến lược tiếp thị nào nhưng nó không phải là tất cả. Tiếp thị không chỉ là cách bán sản phẩm/dịch vụ, nhưng đó còn là cách nhân viên của bạn tiếp xúc với khách hàng ra sao và văn hóa công ty được xây dựng thế nào. Ngoài ra, đó còn bao gồm các phương diện chiến lược và chiến thuật khi xác định và phân khúc các khách hàng mục tiêu, khám phá lợi thế cạnh tranh và USP (unique selling proposition), chiến lược đặt giá, bán hàng, khuyến mãi cũng như thiết lập vào theo dõi hệ thống quản lý khách hàng thường xuyên, thử nghiệm và đo lường tất cả những hoạt động này để đạt được hiệu quả tốt nhất và tối đa hóa ROI.
Nên chú ý rằng nếu quảng cáo không mang về ROI, bạn đã rơi vào chiếc bẫy sáng tạo, vừa không hiệu quả vừa lãng phí. Bạn biết mình mắc bẫy khi có người nói với bạn rằng “một nửa quảng cáo của anh hiệu quả, nửa còn lại thì không. Vấn đề là chẳng biết mình đang thuộc nửa nào”.
5. Quên tiếp cận khách hàng đang có và tiềm năng
Với những công ty đã qua được giai đoạn khởi nghiệp, không cách nào phát triển nhanh và hiệu quả bằng cách tiếp cận nhóm khách hàng hiện có và những khách hàng tiềm năng cao. Nhìn chung, chi phí để có được một khách hàng mới cao gấp 6 lần so với việc bán hàng cho một khách hàng cũ. Vì thế, nếu kế hoạch của bạn không bao gồm những đối tượng quen thuộc này, bạn đã bỏ qua một nguồn lợi lớn.
Nhiều chuyên gia tiếp thị quá mải mê theo đuổi thị trường và khách hàng mới đến nỗi họ quên mất “mỏ vàng” mà mình đanng sở hữu. Bạn nên tránh xa vết xe đổ này và phát triển các chiến lược có thể giúp bạn tận dụng tối đa những nguồn lực quý báu mà mình đang có.
Mỗi năm bạn nên dành thời gian để xác định mục tiêu và cách thức để phát triển hơn trong năm kế tiếp. Thành công sẽ đến nhờ một phần vào những gì bạn vạch ra trong kế hoạch tiếp thị, do đó, đừng quên tránh né những sai lầm đã nêu trên.
Người ta thường ví marketing là một cuộc chiến, và điều này đúng. Bạn có thể chiến thắng bằng sự bền bỉ của mình. Nếu bạn vượt xa đối thủ về mặt hiệu quả, tài chiến lược và cả sự kiên trị, bạn sẽ thu được nhiều hơn, không chỉ về mặt tiếp thị.